HƯỚNG DẪN CÁCH HÔ HẤP NHÂN TẠO VÀ XOA BÓP TIM NGOÀI LỒNG NGỰC

Trong cuộc sống, không khó để bắt gặp hiện tượng ngưng thở, ngưng tim do đuối nước, ngạt thở hay điện giật. Sẽ là một điều may mắn cho người gặp nạn nếu bạn có thể lưu lại cho mình những kỹ năng hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực để cứu họ thoát khỏi nguy hiểm.

Cần hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực khi nào?
- Nạn nhân cần được hô hấp nhân tạo khi gặp phải những sự cố đáng tiếc xảy ra trong cuộc sống như: bị ngạt thở do cháy, điện giật, đuối nước, ùn tắc đường hô hấp…xuất hiện các triệu chứng sau:
+ Hoạt động hô hấp ngừng hoàn toàn, lồng ngực không có biến động
+ Sắc mặt nhợt nhạt, tím tái, tay chân lạnh
+Ngưng tim, không sờ thấy mạch
+ Đặt sợi bông hoặc miếng giấy mỏng trước mũi nạn nhân không thấy chuyển động
Lúc này, nạn nhân phải được sơ cứu để duy trì sự sống trước khi chuyển đến cơ sở y tế. Và phương pháp được áp dụng chính là hô hấp nhân tạo và xoa bóp lồng ngực.  
Phương pháp hô hấp nhân tạo
- Đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát, ít người. Nới rộng quần áo, dây thắt lưng, gối đầu nạn nhân ở trên bề mặt cao để đầu hơi ngửa ra sau. Lấy dị vật ở trong miệng nạn nhân ra ( nếu có)
- Tiến hành hô hấp nhân tạo: 1 tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới cho miệng hở ra, dùng miệng của mình ngậm chặt vào miệng nạn nhân rồi thổi liên tục 2 hơi với người lớn, 1 hơi với trẻ em. Sau đó, để lồng ngực tự xẹp rồi thổi tiếp. Số lần thổi ngạt đối với người lớn là mỗi phút khoảng 20 lần và với trẻ em mỗi phút là 30 lần
- Trong quá trình hô hấp nhân tạo, có thể sử dụng thêm 1 vài phương pháp: chà sát mạnh khắp người nạn nhân, xoa dầu cao chống lạnh, sưởi ấm cho nạn nhân

Phương pháp xoa bóp tim ngoài lồng ngực
- Khi tim của nạn nhân bị ngừng đập, bạn phải tiến hành ngay lập tức phương pháp xoa bóp tim ngoài lồng ngực
- Để thực hiện phương pháp này bạn sẽ phải thực hiện những bước sau:
+ Để nạn nhân nằm trên mặt phẳng. Người thực hiện quỳ gối bên trái nạn nhân. Hai bàn tay chồng lên nhau rồi đặt ở vị trí trước tim nạn nhân ( giữa 2 núm vú hoặc khoang liên sườn 4-5 bên ngực trái) từ từ ấn xuống khoảng 1/3 cho đến khi được nửa bề dày lồng ngực thì nới lỏng tay ra.
+ Với người lớn: số lần ép tim khoảng 100 lần/ phút, còn với trẻ em dưới 1 tuổi là hơn 100 lần/ phút  

* Lưu ý
- Trường hợp nếu áp dụng 1 trong 2 phương pháp trên, nạn nhân vẫn chưa tỉnh, bạn cần áp dụng kết hợp cả 2 phương pháp này với nhau: Cứ 15 lần ép tim tương đương với 2 lần thổi ngạt. Thực hiện như vậy cho đến khi chờ xe cứu thương đến
- Chỉ hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân khi tim còn đập, với trường hợp tim ngừng thử không nên sử dụng cách này vì nó có tác dụng
- Tuyệt đối không được tự cứu người khi chưa được trang bị các kỹ năng





Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TIẾT LỘ KỸ NĂNG CỨU NGƯỜI BỊ ĐUỐI NƯỚC

TIẾT LỘ CÁC CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH TIM MẠCH