TIẾT LỘ KỸ NĂNG CỨU NGƯỜI BỊ ĐUỐI NƯỚC

Đuối nước là tai nạn dễ gặp phải, thường xuất hiện ở những nơi có nhiều ao hồ, sông ngòi. Người bị đuối nước nếu được phát hiện sớm và cứu kịp thời sẽ có khả năng thoát khỏi “cửa tử”. Vì vậy, nắm bắt được những kỹ năng cứu người bị đuối nước sẽ giúp bạn có thể cứu được người trong tình huống cấp bách.
Đuối nước là hiện tượng nạn nhân chưa chết đuối, vẫn còn đủ tỉnh táo để vùng vẫy, ra tín hiệu kêu cứu. Chứng kiến tình huống này, bạn cần phải thật bình tĩnh để tìm hướng giải quyết bằng cách áp dụng các bước sau:
1. Hô hoán và nhờ người giúp đỡ
Khi thấy hiện tượng có người vùng vẫy dưới nước, miệng luôn ở trên mặt nước bạn, trông có vẻ như đang gặp nguy hiểm thì bạn sẽ phải nghĩ ngay tới trường hợp người ấy đang bị đuối nước và cần được giúp đỡ.
Lúc này, bạn cần hô hoán thật to, gọi người đến cùng trợ giúp để cứu nạn nhân, đồng thời gọi dịch vụ cứu hộ

2. Tận dụng những vật dụng có thể cứu
Nếu trong trường hợp chỉ có một mình bạn giúp đỡ nạn nhân, có thể áp dụng các cách sau
- Dùng các vật dụng như gậy, vợt, dây dài… quăng về phía nạn nhân để nạn nhân bám víu vào đó thành chiếc phao cứu sinh. Lưu ý khi cứu nạn nhân bằng cách này, bạn cần đứng thật vững và xa để không bị kéo ngược xuống nước. Giữ gậy thật chắc để người đuối nước có thể nắm lấy và gọi cho nạn nhân
- Sử dụng các đồ vật có thể nổi trên mặt nước như: áo phao, đệm, chai, lọ nhựa… ném xuống nước gần chỗ nạn nhân để nạn nhân dùng nó thoát khỏi đuối nước. Khi ném các vật dụng này, bạn không hướng trực tiếp đến phía nạn nhân mà cần phải quan sát hướng gió và dòng nước trước khi ném để vật đó có thể đến được với nạn nhân chính xác và nhanh nhất

3. Nhảy xuống cứu nạn nhân
Khi biết bơi, bạn sẽ không ngần ngại nhảy xuống cứu người bị đuối nước. Tuy nhiên, phải thật sự chắc chắn về trình độ của mình bạn mới nên áp dụng cách này, bởi vì đã có rất nhiều trường hợp người cứu cũng bị chết đuối bởi có những trường hợp người cứu nạn do chưa có kỹ năng nên bị nạn nhân dìm xuống khiến cả 2 đều bị chết đuối.
- Trước khi nhảy xuống cứu người bị nạn, bạn nhớ mặc thêm áo phao hoặc phao. Nếu không có phao, bạn hãy mang theo một cái áo hoặc khăn để nạn nhân có thể bám vào.
- Bạn nên bơi sải để nhanh chóng tiếp cận nạn nhân. Nếu bạn ở nơi nước sâu, hãy chú ý sử dụng kĩ thuật bơi phù hợp để tránh bị sóng đánh bật lại. Ném phao hoặc dây về phía người gặp nạn.Sau khi đã đến được chỗ người bị đuối nước, bạn hãy bơi thẳng về phía bờ và kéo nạn nhân ở phía sau. Khi ấy, hãy thường xuyên ngoái lại để chắc chắn nạn nhân vẫn đang nắm lấy phao hoặc dây. Tiếp tục bơi cho đến khi đến nơi an toàn và thoát khỏi mặt nước. Lưu ý nên giữ khoảng cách an toàn với nạn nhân
4. Kiểm tra tình trạng của nạn nhân và sơ cứu kịp thời 
Đây là bước cuối cùng cực kỳ quan trọng.
- Trường hợp nạn nhân bất tỉnh nhưng vẫn còn thở, bạn chỉ cần đẩy nước từ cổ họng của nạn nhân ra ngoài.
+ Đưa nạn nhân lên cao rồi xóc vài cái cho nước trào ra, dùng tay móc những vật lạ mà họ đã nuốt phải ra khỏi miệng để tránh bị nghẽn đường hô hấp.
- Trường hợp nạn nhân bất tỉnh, ngừng thở cần thực hiện hô hấp nhân tạo
+ Đặt nạn nhân ở nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo…
+ Nếu trong miệng và cổ họng nạn nhân có vướng vật gì, hãy dùng miếng vải quấn vào đầu ngón tay và móc sạch ra, sau đó lau miệng nạn nhân
+ Khi thực hiện hô hấp nhân tạo, người cứu có thể sử dụng các cách sau
* Áp dụng phương pháp thổi ngạt qua miệng:
Kéo đầu nạn nhân ngửa về phía sau và cho miệng của nạn nhân được mở ra. Dùng tay vừa đẩy trán nạn nhân vừa bịt mũi họ lại bằng ngón trỏ và ngón giữa. Bàn tay kia dùng để mở miệng của nạn nhân ra. Sau đó, người cứu hít vào đầy lồng ngực, há miệng rộng rồi áp sát vào miệng nạn nhân thổi 1 hơi thật mạnh cho đến khi thấy lồng ngực của nạn nhân phồng lên. Lắng tai nghe hơi thở trở ra. Lặp lại động tác trên với nhịp độ 12 lần trong một phút đối với người lớn và 20 lần một phút đối với trẻ em
* Áp dụng phương pháp thổi ngạt và xoa bóp tim
Quỳ bên cạnh nạn nhân, hai tay chồng lên nhau và đặt lên lồng ngực của nạn nhân. Đè tay ép lồng ngực nạn nhân xuống rồi từ từ buông ra, làm theo chu kỳ khoảng thời gian từ 14 - 15 giây, chúng ta ép ngực nạn nhân khoảng 15 lần và thổi ngạt 2 lần. Sau mỗi 4 chu kỳ chúng ta kiểm tra mạch và hơi thở của nạn nhân một lần.

Trên đây là những kỹ năng được chia sẻ giúp bạn có thể cứu được nạn nhân bị đuối nước. Tuy nhiên, khi cứu người bị đuối nước bạn vẫn phải luôn đặt sự an toàn của bản thân lên hàng đầu, nếu bạn cảm thấy việc cứu nạn gây nguy hiểm đến tính mạng, bạn không được tham gia vào và nên tìm cách khác để cứu nạn nhân




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG SAI LẦM MÀ ỨNG CỬ VIÊN DỄ MẮC PHẢI KHI PHỎNG VẤN XIN VIỆC

HÉ LỘ NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH CẢM CÚM

MÁCH BẠN CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG HỢP LÝ CHO NGƯỜI BÉO PHÌ